Ai cũng muốn chăm chút tỉ mỉ cho hàm răng của mình. Niềng răng là một trong những phương pháp giúp bạn sở hữu hàm răng hài hòa, đều đẹp. Xem chi tiết các lợi ích của niềng răng trong bài viết này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp niềng. Nếu răng có những vấn đề bệnh lý thì không thể niềng răng được. Vậy, nếu răng chết tủy có niềng được không? Trong bài viết sau, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn về vấn đề này nhé!
Răng chết tủy là gì?
Tủy răng hay được gọi nôm na chính là nhân của răng. Về bản chất tủy răng là một tổ hợp liên kết các mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng. Tủy răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Chức năng của tủy răng là cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi răng. Đồng thời, nhờ có các dây thần kinh trong tủy răng mà răng có thể nhận diện các cảm giác khi nhai như biết nóng, lạnh, tê, đau,….
Răng bị viêm, sâu lâu ngày có thể dẫn đến chết tủy. Khi răng chết tủy, cấu trúc của răng sẽ bị thay đổi. Lúc này, răng của bạn sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng nữa. Quá trình sừng hóa mô răng sẽ bắt đầu khiến răng của bạn giòn, yếu, dễ mẻ, gãy khi chịu tác động lực. Nếu không được xử lý sớm bạn có thể sẽ bị mất răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, khi răng bị chết tủy thì cảm giác với thức ăn cũng mất đi. Răng cũng sẽ không thể phản hồi bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài. Bạn sẽ không còn cảm nhận được nhiệt độ của thức ăn. Điều này khiến bạn giảm cảm giác ngon miệng, dễ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa khi ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Răng chết tủy có niềng được được không?
Răng chết tủy có niềng răng được không? Đây có lẽ là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Đặc biệt là những người đang có nhu cầu niềng răng chỉnh nha để có hàm răng đều, đẹp hơn. Thực tế, răng chết tủy vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, việc niềng sẽ khó hơn so với những răng khỏe mạnh thông thường.
Đầu tiên, các bác sĩ nha khoa sẽ xác định tình trạng viêm tủy răng. Sau đó, đưa ra các biện pháp xử lý răng trước khi niềng. Cụ thể bạn sẽ được chỉ định lấy tủy để khắc phục tình trạng viêm nhiễm, tránh lây lan sang các răng khỏe mạnh khác.
Việc niềng răng được hay không sẽ còn phụ thuộc vào sức khỏe của chính chiếc răng đó. Sau khi đã rút tủy răng, các bác sĩ sẽ theo dõi, thăm khám để xác định khả năng chịu lực của răng. Nếu chiếc răng này đảm bảo thì quá trình niềng răng sẽ bắt đầu.
Trong trường hợp lấy tủy lâu ngày mà răng vẫn không thể phục hồi, khả năng đáp ứng việc chỉnh nha kém mà bạn vẫn muốn niềng răng thì có thể thực hiện bóc sứ cho răng trước để hồi phục hình răng trước. Nhờ có lớp sứ này răng mới có đủ khả năng chịu lực kéo, nắn, chỉnh hình trên răng trong giai đoạn niềng.
Đọc thêm: Răng sâu có niềng được không?
Răng đã chết tủy cần lưu ý gì khi niềng?
Như đã trình bày ở trên, răng chết tủy sẽ dễ bị mẻ, gãy do tác động của lực cho nên việc niềng răng sẽ khá nguy hiểm. Nếu bạn không cẩn thận có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Lúc này, cấu trúc của tổng thể hàm răng bị phá vỡ dẫn đến răng được chỉnh bị lệnh gây mất thẩm mỹ.
Để tránh các điều tồi tệ có thể xảy ra trong lúc niềng răng chết tủy các bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau khi quyết định niềng răng:
Lựa chọn địa chỉ niềng răng nha khoa uy tín
Đầu tiên để có thể niềng răng chết tủy an toàn các bạn cần tìm đến những cơ sở niềng răng nha khoa uy tín. Răng chết tủy có độ khó và mức độ nguy hiểm cao cho nên bạn cần phải được một bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để tối ưu quá trình niềng răng. Đồng thời, tại các địa chỉ này sẽ có các cơ sở vật chất hiện đại để hỗ trợ việc thăm khám, điều trị răng chuẩn xác, ít đau và an toàn hơn.
Hơn nữa, khi niềng răng tại các địa chỉ nha khoa lớn, uy tín bạn sẽ được đảm bảo về vấn đề an toàn, vệ sinh. Các chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng cũng giúp bạn an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ niềng răng.
Thực hiện nghiêm túc các chế độ chăm sóc răng miệng
Niềng răng chết tủy cần được chăm sóc với một chế độ nghiêm ngặt hơn. Bạn cần phải thường xuyên vệ sinh răng miệng. Việc vệ sinh cũng cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách. Bạn cũng nên quan tâm hơn đến chiếc răng chết tủy so với những chiếc răng khác trong cung hàm. Do răng chết tủy sẽ bị mất lớp men, ngà răng và bị sừng hóa cho nên ở những chiếc răng này không nên chải quá mạnh, quá nhiều khiến răng bị mòn.
Khi ăn bạn cũng nên tránh áp dụng lực nhai lên những chiếc răng này. Hạn chế tối đa các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh để không làm kích thích răng. Các thức ăn cứng cũng là một trong những thực phẩm nên được đưa vào danh sách không nên ăn khi niềng răng chết tủy.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng khoa học khi niềng răng
Tăng độ bền cho răng chết tủy
So với các răng khác trên hàm, răng chết tủy rất yếu cho nên đối với lực ép, kéo, nắn của cài niềng sẽ gặp nhiều rủi ro. Để hạn chế tối đa những rủi ro mẻ răng trong quá trình niềng răng chết tủy bạn cần phải thực hiện các biện pháp gia tăng độ bền cho răng. Trong đó, nhiều bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện bọc sứ hoặc hàn răng cho răng đã lấy tủy để răng chắc hơn.
Tuy nhiên, nên hàn, bọc sứ hay xử lý nào khác thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn nên thăm khám và xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp gia tăng độ bền cho răng chết tủy phù hợp, đảm bảo khả năng niềng, nhai cũng như thẩm mỹ của răng.
Đọc thêm: Mất răng số 6 có niềng răng được không?
Thăm khám thường xuyên để nắm bắt tình hình răng niềng
Khi niềng răng bạn cần phải thường xuyên thăm khám để chủ động nắm bắt tình hình răng niềng. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý ngay lập tức để tránh những hậu quả về sau. Nếu có các chỉ dẫn của bác sĩ chỉ định bạn cần thực hiện nghiêm túc các chỉ định này và phản hồi với bác sĩ về tình hình răng để được chẩn đoán chuẩn xác nhất.
Đọc thêm: Làm sao để răng không bị chạy sau khi niềng?
Đến đây các chuyên gia của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp chuẩn xác răng chết tủy có niềng được không. Việc niềng răng chết tủy tuy có nhiều khó khăn nhưng nếu bạn thực hiện sớm, chọn được đúng cơ sở uy tín cũng như có biện pháp chăm sóc tốt thì hiệu quả cũng sẽ rất khả quan. Chúc các bạn may mắn và nhanh chóng sở hữu được một hàm răng đẹp, khỏe mạnh nhé!
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page